Quả thật, rất khó để có thể hiểu đúng về khái niệm tiềm thức là gì, vì nó thường bị nhầm lẫn và gộp chung với trạng thái vô thức vì cả hai trạng thái đều có điểm chung là nằm ngoài ý thức. Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ khoa học, chúng có sự khác biệt.
Nội dung bài viết hướng đến việc làm rõ khái niệm tiềm thức là gì dưới góc nhìn tâm lý và chỉ ra những điểm khác biệt giữa nó và các trạng thái vô thức, tiền ý thức, ý thức và tiềm thức.
Tiềm thức (Subconscious) là một thuật ngữ không thuộc trường phái Phân tâm học. Tiềm thức đại khái là một phần hay một trạng thái của tâm trí, nơi lưu trữ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, ký ức, cảm xúc của con người, nhưng nằm ngoài tầm nhận thức.
Có thể thấy, tiềm thức cũng tương tự như vô thức. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu ‘ngoài tầm nhận thức’ ở đây theo nghĩa rộng, không chỉ là những gì bạn không biết mà còn là những gì bạn đã biết nhưng không cần đến sự can thiệp của nhận thức hoặc ý thức.
Tiềm thức hoạt động dựa trên ý thức ban đầu. Dần dần, khi mọi thứ trở nên quen thuộc và thuần thục hơn, nó sẽ chuyển vào vùng tiềm thức.
Bạn hãy tưởng tượng, để đến được vùng ý thức, vô thức (unconscious) sẽ đi từ dưới lên đến tiền ý thức (preconscious) rồi mới đến ý thức (conscious). Trong khi đó, tiềm thức (subconscious) là một nơi lưu trữ kinh nghiệm, kiến thức và suy nghĩ từ ý thức đưa xuống.
Hai ví dụ trên là ví dụ trạng thái tâm trí ‘nằm ngoài nhận thức’, đồng thời nó cũng là ví dụ minh họa để bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tiềm thức là gì và cách hoạt động của nó.
Theo nguồn tin từ Trang thông tin – MBG Mindfulness cho biết, vì tiềm thức nằm ngoài ý thức, nên các chuyên gia tin rằng, việc tiếp cận và khám phá tiềm thức cho chúng ta cơ hội nhận diện được suy nghĩ, niềm tin, thói quen và các phản ứng tự động của mình.
Chưa hết, việc khám phá tiềm thức còn là cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, hiểu được vì sao bạn lại suy nghĩ, lại cảm thấy và lại hành động như vậy, một kiểu phản xạ có tính tự động.
Để tiếp cận với tiềm thức, bạn có thể thử thực hiện theo các cách sau:
Ví dụ, bạn hỏi: ‘Bạn có sẵn lòng giúp đỡ Anh A tìm việc không?’ Nếu câu trả lời là ‘có’, bạn hãy hỏi tiếp ‘giúp bằng cách nào?’ và yêu cầu bản thân chỉ các hành động càng cụ thể càng tốt (hỗ trợ tìm việc, thiết kế CV, phỏng vấn thử chẳng hạn).
Hoặc ngược lại, nếu bạn không muốn giúp đỡ, vì anh A chỉ mới làm việc ở công ty hiện tại vài tháng; vì với bạn phải làm việc trên 5 năm thì mới được đổi việc (một dạng niềm tin được thiết lập dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của bạn). Lúc này, bạn hãy thử nghĩ xem, vì sao bạn lại hành động như vậy, niềm tin này được hình thành như thế nào và từ khi nào; do bạn được dạy, học được từ ai, hay từ chính kinh nghiệm sống của bạn. Song, để có thể dễ dàng lý giải và hiểu được phần nào những điều ấy, một gợi ý tốt dành cho bạn đó là bạn nên viết xuống giấy và sau đó xâu chuỗi tất cả lại. Bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về niềm tin và lý do vì sao bạn lại hành động như vậy.
"Khi bạn bắt đầu tò mò và đặt câu hỏi về tiềm thức là gì, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã và đang ở trên con đường khám phá nó."
Càng khám phá tiềm thức bạn sẽ càng dễ phát hiện ra những niềm tin cốt lõi, thói quen suy nghĩ và phản xạ tự động của bản thân. Tương tự như khám phá vùng vô thức của tâm trí.
Nhìn chung, sự ra đời của các thuật ngữ này không nhằm để loại trừ hay phân biệt rạch ròi lẫn nhau, thay vào đó chúng được dùng hỗ trợ lẫn nhau, giúp làm rõ hơn về cách vận hành và các trạng thái của tâm trí.
Tiềm thức là gì thì bạn đã hiểu, nhưng bạn nhớ rằng tiềm thức không thuộc lý thuyết tảng băng trôi trong Phân tâm học của Sigmund Freud và cũng thường bị nhầm lẫn với vô thức.
Khi tìm hiểu về khái niệm tiềm thức là gì, có thể bạn sẽ thấy có sự khác nhau giữa các nguồn thông tin. Tuy nhiên, sự khác biệt xảy ra là điều dễ hiểu, vì cách tiếp cận từ nền tảng lý thuyết khác nhau sẽ dẫn tới khái niệm và định nghĩa khác nhau.
Do đó, để có đủ sự khách quan và đủ cởi mở để tiếp nhận thông tin đa chiều, HelloBacsi gợi ý bạn nên tìm hiểu thêm về những hiệu ứng tâm lý sau:
Về mặt tâm lý học, theo Từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, thuật ngữ subconscious mind (tiềm thức) ít khi được các nhà tâm lý học sử dụng, vì nó thường được sử dụng tương tự và nhầm lẫn với vô thức.
Tóm lại, tiềm thức là những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy từ ý thức, khi trở nên quen thuộc chúng sẽ được đưa vào vùng tiềm thức. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tiềm thức là gì và cách hoạt động của nó.
HelloBacsi mời bạn tham gia cộng đồng sức khỏe tinh thần của chúng tôi để cùng thảo luận, cập nhật những thông tin mới, bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe tâm lý – tâm thần.
Chuyên mục ‘Tâm lý – Tâm thần’ đăng tải những nội dung liên quan đến sức khỏe tinh thần, các bệnh lý và rối loạn về tâm lý, tâm thần được tham vấn thông tin chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa HelloBacsi nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.