backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Lan Đài · Khoa nội tiết · Đội ngũ Y Bác sĩ DiaB


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/05/2024

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?

Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại rẻ. Với những người mắc các bệnh lý cần phải có chế độ ăn đặc biệt như người tiểu đường, sẽ thật tiếc nếu phải bỏ đi trứng. Bởi vậy, nhiều người sẽ thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không với mong muốn đưa nó vào bữa ăn hằng ngày. 

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi người tiểu đường có ăn được trứng gà không và những điều cần lưu ý khác xoay quanh việc ăn trứng.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?

Sở dĩ, nhiều người lo lắng bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không là vì lượng cholesterol cao trong trứng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Về vấn đề này, có nhiều nghiên cứu được tiến hành, đưa ra các kết luận trái chiều về mối liên hệ giữa trứng và bệnh tiểu đường:

  • Một số nghiên cứu cho thấy ăn 7 quả trứng mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cho người tiểu đường.
  • Một số nghiên cứu khác lại không thấy sự liên quan giữa trứng và biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Cholesterol trong trứng không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu. Dường như, cách chế biến trứng (chiên trong dầu mỡ, bơ) và các nguyên liệu ăn kèm mới là nguyên nhân làm tăng mức cholesterol.
  • Một số nghiên cứu khác nữa lại cho thấy ăn trứng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ngay từ đầu.

Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết luận xem liệu ăn trứng có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn thắc mắc người mắc bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không thì hoàn toàn có thể, với một lượng vừa phải. Trứng sẽ cung cấp cho cơ thể protein và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không.

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu trứng gà?

người tiểu đường có ăn được trứng gà không và ăn bao nhiêu?

Trong chế độ ăn của người tiểu đường, không có một thực phẩm nào cần kiêng tuyệt đối mà chỉ có hạn chế. Đồng thời, thực đơn hằng ngày nên được cân đối giữa các nhóm thực phẩm và lượng thuốc sử dụng để không làm tăng đường huyết.

Trứng thuộc nhóm thực phẩm cung cấp protein, không tác động đến lượng đường trong máu nên ăn bao nhiêu trứng cũng không ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của bạn. 

Điều duy nhất cần quan tâm xung quanh việc người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không là lượng cholesterol của nó. Các chuyên gia y tế khuyên mỗi người nên ăn ít cholesterol nhất có thể, dưới 300 mg mỗi ngày, thậm chí ít hơn đối với người có yếu tố nguy cơ tim mạch, trong đó có bệnh tiểu đường. Một quả trứng gà có khoảng 186 mg cholesterol – đều nằm trong lòng đỏ. Vì vậy, lượng trứng mà bạn nên ăn được khuyến cáo như sau:

  • Không nên ăn quá 1 quả trứng mỗi ngày hoặc nhiều hơn 4 quả trứng trong một tuần.
  • Chỉ ăn lòng trắng trứng nếu muốn loại bỏ hoàn toàn cholesterol của trứng.
  • Ăn trứng luộc hoặc sử dụng dầu thực vật chưa bão hòa như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải để chế biến trứng.

Người tiểu đường có ăn được trứng gà không và cần lưu ý những gì?

bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không và lưu ý khác

Trứng gà có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella gây hại cho người ăn. Bên cạnh việc bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm:

  • Chỉ ăn trứng còn trong hạn sử dụng, thường là từ 4-6 tuần sau khi đẻ.
  • Khi đóng gói và bảo quản trứng, tránh để vỏ trứng bị nứt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu mua về mà phát hiện trứng bị nứt thì không nên ăn.
  • Bảo quản trứng trong ngăn mát tủ lạnh, nơi nhiệt độ ổn định. Mọi người thường đặt trứng ở cánh tủ nhưng điều này là không nên; nhiệt độ ở cánh tủ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trứng.
  • Nấu chín trứng hoàn toàn hoặc sử dụng trứng đã được tiệt trùng.
  • Không để các món trứng chín ngoài nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  • Rửa tay và các đồ dùng đã tiếp xúc với trứng sống bằng xà phòng, nước sạch.

Những món ăn giàu protein lành mạnh thay thế trứng gà

Mỗi một thực phẩm giàu protein sẽ chỉ cung cấp cho cơ thể các loại axit amin nhất định. Trong khi, cơ thể chúng ta cần đầy đủ các axit amin cần thiết để hoạt động. Vì vậy, đừng chỉ tập trung lấy protein từ trứng gà mà bạn hãy linh hoạt thay đổi nguồn thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn.

Bạn có thể quan tâm:

Ngoài trứng gà, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung đa dạng nguồn chất đạm từ những thực phẩm lành mạnh khác như:

  • Đậu nành và các loại đậu khác như đậu xanh, đậu lăng, đậu tây, đậu thận,… 
  • Cá, nhất là các loại cá chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,…
  • Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da
  • Hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc, hến, sò,…
  • Các loại hạt không tẩm muối.

Như vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không thì câu trả lời là có thể. Ăn trứng vừa phải và đúng cách sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn protein dồi dào cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ lượng trứng người bệnh tiểu đường nên ăn và những lưu ý kể trên để xây dựng những bữa ăn lành mạnh, cân đối nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ DiaB. Đồng hành trên hành trình sống khỏe cùng đái tháo đường, DiaB cung cấp các giải pháp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường típ 2 và tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tất cả nhằm hỗ trợ khách hàng thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trương Lan Đài

Khoa nội tiết · Đội ngũ Y Bác sĩ DiaB


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/05/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo