Có một sự thật là khi có sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai mắt, việc nhắm một mắt có thể khắc phục điều này và giúp nhìn rõ hơn. Do đó, nếu bạn nhận thấy trẻ có xu hướng nheo/ nhắm một bên mắt hoặc dùng tay che một mắt khi xem tranh ảnh, phải nhìn một vật ở xa thì có thể bé đang gặp khó khăn với tầm nhìn của mình. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em.
5. Thường xuyên dụi mắt

Đối với trẻ còn quá nhỏ để nhận ra triệu chứng đau đầu hoặc một số triệu chứng khác thì hành động dụi mắt nhiều có thể có dấu hiệu cho biết trẻ đang cảm thấy khó chịu. Việc dụi mắt cũng có thể là do trẻ bị mỏi mắt khi xem điện thoại, máy tính bảng… quá lâu. Bạn nên hạn chế số giờ xem của con để giúp mắt của trẻ thư giãn. Nếu trẻ vẫn thường xuyên dụi mắt thì cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi kiểm tra thị lực.
6. Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em: Trẻ hay bị chảy nước mắt
Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mắt đột ngột, chẳng hạn như ngáp, mỏi mắt, dị ứng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị chảy nước mắt kèm theo một số triệu chứng kể trên thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị cận thị.
Bạn nên làm gì để giúp trẻ không bị cận thị nghiêm trọng theo thời gian?
Cận thị có thể được khắc phục bằng việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng. Thế nhưng, việc không kiểm soát và chăm sóc mắt đúng cách có thể khiến trẻ ngày càng tăng độ cận và thị lực ngày càng kém đi. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt của trẻ, bạn nên tham khảo và áp dụng những lời khuyên cần thiết sau đây:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!