Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh ung thư là gì?

Các bác sĩ khuyến cáo nên chẩn đoán ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị tốt nhất, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.
Một số loại ung thư (chẳng hạn như ung thư da, vú, miệng, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và trực tràng) có thể được phát hiện qua kiểm tra định kỳ hoặc tầm soát ung thư trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp ung thư được phát hiện và chẩn đoán khi một khối u hoặc các triệu chứng khác phát triển. Trong một vài trường hợp, ung thư được chẩn đoán tình cờ khi đang điều trị các bệnh lý khác.
Bác sĩ thường bắt đầu chẩn đoán ung thư thông qua thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm máu, nước tiểu và phân có thể phát hiện những bất thường chỉ ra ung thư. Khi nghi ngờ có khối u, các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm và kiểm tra nội soi giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước của ung thư.
Để chẩn đoán chính xác, sinh thiết là xét nghiệm ung thư quan trọng giúp bác sĩ đưa ra quyết định chính xác. Ngoài ra, còn một số các xét nghiệm ung thư khác nhằm cung cấp thông tin cụ thể về bệnh.
Điều quan trọng nhất mà các bác sĩ cần biết là liệu ung thư có di căn hay không. Nếu chẩn đoán ban đầu là không nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Tầm soát ung thư có cần thiết không?
Tầm soát ung thư là gì? Đó là các xét nghiệm kiểm tra tổng quát cơ thể để phát hiện ung thư trước khi có các triệu chứng.
Tầm soát ung thư thường xuyên có thể phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng (đại tràng), do đó việc điều trị có thể đạt hiệu quả nhất. Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo cho một số người có nguy cơ cao.
Một số xét nghiệm sàng lọc ung thư phổ biến như:
- Ung thư vú: Khám vú, chụp nhũ ảnh, làm xét nghiệm tế bào u vú nếu có sẽ thường được áp dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
- Ung thư cổ tử cung: xét nghiệm Pap có thể tìm thấy các tế bào bất thường trong cổ tử cung có thể biến thành ung thư. Xét nghiệm HPV tìm virus (papillomavirus ở người) có thể gây ra những thay đổi tế bào này. Xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, do đó cơ hội được chữa khỏi là rất cao.
- Ung thư đại trực tràng (đại tràng): Ung thư đại trực tràng hầu như luôn phát triển từ polyp tiền ung thư (tăng trưởng bất thường) ở đại tràng hoặc trực tràng. Xét nghiệm sàng lọc có thể tìm thấy polyp tiền ung thư, vì vậy bác sĩ có thể loại bỏ chúng trước khi biến thành ung thư. Xét nghiệm sàng lọc cũng có thể phát hiện ung thư đại trực tràng sớm, do đó điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Những phương pháp dùng để điều trị ung thư là gì?
Việc điều trị ung thư phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp chữa ung thư bao gồm phẫu thuật, hóa chất, xạ trị bên cạnh đó có các phương pháp khác như điều trị đích, điều trị miễn dịch. (Hiện chưa có vắc xin điều trị)
- Phẫu thuật: giúp loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt, là phương pháp điều trị cơ bản trong phần lớn bệnh ung thư.
- Hóa trị: giúp tiêu diệt các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng bằng thuốc.
- Xạ trị: sử dụng các chùm bức xạ mạnh, điều trị gần (xạ trị áp sát) hoặc bên ngoài (xạ trị bên ngoài) để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Cấy ghép tế bào gốc (tủy xương): giúp sửa chữa tủy xương bị bệnh với các tế bào gốc khỏe mạnh. Những ca cấy ghép này cho phép các bác sĩ sử dụng liều hóa trị cao hơn để điều trị ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch (Liệu pháp sinh học): sử dụng các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch nhận ra ung thư để có thể chống lại tế bào ung thư.
- Liệu pháp hormone: ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển trong điều trị một số loại ung thư phụ thuộc nội tiết như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.
Biến chứng
Biến chứng của bệnh ung thư là gì?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!