Chất chiết xuất từ các taxus trong thông đỏ là có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Đồng thời, taxol trong thông đỏ cũng có hoạt tính sinh học có tác dụng kháng khuẩn. Cuối cùng, hoạt chất nhóm polyphenol trong tinh dầu thông đỏ có tác dụng tích cực trong việc khử trùng, chống oxy hóa, và chống viêm cao.
Cách sử dụng tinh dầu thông đỏ hiệu quả
Ngoài câu hỏi những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ, bạn cũng cần tìm hiểu cách sử dụng tinh dầu này để có thể tận dụng những lợi ích mà nó mang lại.
Thoa tinh dầu lên da
Tận dụng đặc tính chống oxy hóa, bạn có thể bôi tinh dầu thông đỏ lên da bằng cách pha loãng với nước hoặc với tinh dầu khác. Tuy nhiên, bạn nên thử trên vùng da trên tay trước để kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi áp dụng lên da mặt.

Uống viên nang
Hiện nay, tinh dầu thông đỏ còn được bào chế dưới dạng viên nang, bạn có thể uống sau khi ăn 30 phút, trong vòng 3-6 tháng. Song bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi uống loại viên nang này để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định của cơ quan chức năng, tránh hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng tinh dầu thông đỏ để đảm bảo không gặp phải các rủi ro có thể xảy ra cho sức khỏe.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!